Giới thiệu dự án

"Hành Trình Đầu Đời" (tên tiếng Anh: Early Journey of Life - EJOL), là mô hình đào tạo kỹ năng làm cha mẹ tích cực, tập trung vào giai đoạn 1000 ngày đầu đời của trẻ. Tên gọi cũ là "Câu lạc bộ 1000 ngày đầu đời, và là chương trình can thiệp do hai cơ quan, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD) và trường Đại học Monash Úc xây dựng mô hình. Nhằm cải thiện sức khỏe bà mẹ (thể chất và tinh thần) và các chỉ số sức khỏe phát triển của trẻ từ khi trong bào thai đến khi trẻ tròn 2 tuổi."

Khóa học trực tuyến

Chọn khóa học mong muốn của Bạn

Lý do chọn chúng tôi?

Hướng dẫn từ bác sỹ và chuyên gia

Nội dung video clip và thông tin được các bác sỹ và chuyên gia nhiều kinh nghiệm, có uy tín tại Việt Nam và quốc tế cùng xây dựng

Được sự ủng hộ của Bộ Y tế

Chương trình được sự hỗ trợ về mặt nội dung, triển khai và chính sách của Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em (Bộ Y tế) và được sự ủng hộ triển khai nhân rộng từ Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam

Khuyến cáo dựa trên minh chứng khoa học

Các khuyến cáo chăm sóc mẹ và bé được viết dựa trên khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, UNICEF, chương trình sơ cứu dựa vào cộng đồng của Hiệp hội Tim mạch Mỹ và Canada. Các kết quả đưa ra đều đã được kiểm chứng khoa học.

Cập nhật thường xuyên các khóa mới

Hành Trình Đầu Đời lắng nghe và thấu hiểu mối lo lắng quan tâm của cha mẹ. Các bác sỹ và chuyên gia sẽ thường xuyên cung cấp các chủ đề mới và các khóa mới, giúp cha mẹ có mọi câu trả lời cho vấn đề của con.

Học thông qua video clip và infographic

Các video clip được thiết kế thân thiện, dễ hiểu, hướng dẫn thực hành theo bước. Mỗi clip ngắn 3-8 phút, đi kèm với các đồ họa tổng kết những hành vi tốt cần làm theo lứa tuổi phát triển của trẻ và cung cấp lý do tại sao cần phải thực hành đúng.

Kết nối cha mẹ với các dịch vụ chăm sóc trẻ tốt trong khu vực

Ngoài kiến thức cha mẹ được học và thực hành, kênh sẽ cung cấp cho cha mẹ các dịch vụ chăm sóc và nuôi dạy trẻ chất lượng tốt trong khu vực gia đình sinh sống. Bác sỹ của chương trình sẽ kết nối cha mẹ với mạng lưới các bác sỹ chuyên gia

0
Khóa học
0
Bài học
0
Lượt đăng ký
0
Đã hoàn thành khóa học

Lớp học sắp diễn ra

  • 11
  • 03

Hội thảo chia sẻ kiến thức "Mùa sinh 2020 - Nuôi dưỡng thiên tài từ trong bụng mẹ"

9:00 - 18:00 Cung văn hóa hữu nghị Việt – Xô, 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nộ

Buổi hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ sự kiện “Mùa sinh 2020” được chuỗi cửa hàng mẹ và bé Tuti Care tổ chức mỗi năm 1 lần Tại sự kiện lần này, Tuti Care đã mời chuyên gia Tâm lý Trần Thị Thu Thủy (RTCCD) đến để chia sẻ kiến thức với các mẹ đã, đang và sẽ chuẩn bị làm mẹ với chủ đề “Nuôi dưỡng Thiên tài từ trong bụng mẹ"

  • 14
  • 01

Khóa học “Nói sao để trẻ nghe lời”

17:00 - 19:30 Tầng 6, 39 ngõ 255 phố Vọng, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

→ “Càng nói con càng không nghe lời. Thật mệt mỏi, tôi phải làm sao đây.” → “Tại sao con không nghe lời như bạn A, bạn B?” → “Tôi đã quát con, thậm chí còn cho ăn đòn mà con vẫn không nghe lời.” Các vấn đề quen thuộc mà bố mẹ nào cũng phải đối mặt nhưng không biết phải giải quyết như thế nào cho tốt nhất. Hãy đến với khóa học kỹ năng / kiến thức của chúng tôi, bạn sẽ biết mình phải làm gì: • Tâm lý phát triển của trẻ 0 - 5 tuổi • Chúng ta thuộc loại bố mẹ nào? • Làm gì khi trẻ nổi cáu? • Nói sao để dẫn dụ trẻ nhỏ? • Sức mạnh của sự yêu thương → Hãy là các ông bố, bà mẹ thông thái, là người bạn dẫn dường tốt nhất cho các con của mình.

Câu hỏi thường gặp

- Sốt, phát ban trên da có thể do virus rubella gây ra. Mẹ nhiễm vi rút rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ rất nguy hiểm, có nguy cơ cao bị sảy thai, thai chết lưu, đẻ non. Nhiều trẻ sinh ra từ những bà mẹ này bị Hội chứng rubella bẩm sinh với các dị tật tim, não, đục thủy tinh thể, mù lòa, điếc, chậm phát triển.... Phần lớn số trẻ này bị đồng thời nhiều dị tật. Tuy nhiên dấu hiệu của nhiễm vi rút rubella đôi khi rất mờ nhạt như nổi ban ở mức độ rất nhẹ, vì vậy nếu nghi ngờ nhiễm vi rút rubella trong thai kỳ, cần đến khám và tư vấn bởi bác sỹ chuyên khoa.
- Tiêm vắc xin phối hợp sởi-quai bị-rubella (mũi 3 trong 1) trước khi mang thai sẽ giúp phòng bệnh rubella cho mẹ và bé. Hãy chủ động đi tiêm vắc xin phòng bệnh rubella trước khi có kế hoạch mang thai từ 1-3 tháng.
- Mẹ bị thủy đậu có triệu chứng tương tự, thường có sốt và nhiều mụn phỏng nước trên da. Mẹ mắc thủy đậu trong 3 tháng đầu (thường do nhiễm từ con lớn) có thể gây ảnh hưởng cho thai, thậm chí gây nguy hiểm. Bệnh thủy đậu do một virus khác gây ra và cũng phòng tránh được nếu tiêm phòng trước khi mang thai.
- Khi mẹ mang thai có sốt và phát ban da nên đến khám ngay để được tư vấn, kiểm tra tình trạng mẹ và thai, đưa ra lời khuyên thích hợp.

Các vết rạn da khi mang thai thường xuất hiện khi trọng lượng cơ thể mẹ bầu tăng nhanh hơn so với mức độ co giãn của da bụng. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà vết rạn sẽ có màu tím hoặc đỏ, trắng rồi dần dần chuyển thành màu xám, đen sau khi sinh. Đối với mẹ bầu tăng cân vừa phải hoặc mẹ bầu có cấu trúc da khỏe (có thói quen tập thể dục nhiều năm trước khi sinh), da sẽ có khả năng không bị hoặc ít bị rạn. 

Khi có dấu hiệu bị rạn ra, mẹ bầu nên làm các biện pháp sau để giảm thiểu các vết rạn và da chóng khỏe trở lại:

  • Ăn thực phẩm tự nhiên giàu vitamin A và E. Lưu ý không uống thực phẩm chức năng bổ sung vitamin A và E. 
  • Uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày
  • Bôi kem làm mềm da, hoặc tinh dầu thiên nhiên, hoặc kem chữa rạn 
  • Kiểm soát cân nặng.

Quá trình mang thai khiến mẹ bầu bị thay đổi nồng độ hóc-môn dẫn đến nhiều triệu chứng trong đó có đau đầu. Việc em bé tăng cân nhanh ở 3 tháng cuối thai kỳ cũng là nguyên nhân gây cho quá trình lưu thông máu toàn cơ thể cũng như hệ thần kinh bị ảnh hưởng. Việc thiếu máu dẫn truyền lên não sẽ gây ra đau đầu ở mẹ bầu khi mang thai. Mẹ bầu uống thiếu nước hay đói bị hạ đường huyết, cũng dẫn tới cơn đâu đầu. 

Tuy nhiên, đau đầu trong quá trình mang thai có thể do huyết áp cao, cảnh báo tiền sản giật hoặc do mẹ thiếu máu, và nhiều nguyên nhân khác. Đau đầu đi kèm với thị giác suy giảm, nước tiểu có dấu hiệu lạ, có thể do nguyên nhân bệnh ở gan hoặc thận. Do vậy  mẹ bầu nên đi khám để được bác sĩ chẩn đón đúng vấn đề và tư vấn cách khắc phục. 

  • Sau khi tiêm phòng lao BCG, trẻ có thể bị nổi hạch nách. Đây là một phản ứng phụ sau tiêm, biểu hiện là một hạch lympho sưng to trên 1,5cm hoặc có 1 hốc rò rỉ trên một hạch lympho, thường tự lành và không cần điều trị. Trường hợp khác mà tổn thương dính da hoặc rò rỉ thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.
  • Nếu trẻ xuất hiện hạch nách sau tiêm chủng bố mẹ cần thông báo cho cán bộ y tế để được tư vấn cách theo dõi và xử lý 
  • Chân giò có tác dụng kích thích tuyến sữa là quan niệm theo dân gian. Thục tế chưa ai nghiên cứu sự tác động của món này đối với cơ chế tiết sữa của phụ nữ sau sinh. Việc tiết sữa không phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng mà do cơ địa của từng người. 
  • Trong chân giò chủ yếu là mỡ, một ít collagen và nước. Nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng mỡ máu, béo phì hoặc một số bệnh về tiêu hóa.
  • Ngoài ra, sau khi sinh nở, hệ tiêu hóa của người mẹ còn yếu, gây khó khăn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng nên cần phải cẩn thận hơn.

Vì vậy, không khuyến khích việc bà mẹ thường xuyên ăn các món từ chân giò. Để tăng tiết sữa, ăn uống đầy đủ (đặc biệt là đồ ấm nóng), ngủ đủ giấc, uống nhiều nước. 

 

Cảm nghĩ Học viên

Những chia sẻ tạo động lực cho chúng tôi

Tin tức nổi bật

Xem tất cả tin mới nhất