Vào lúc 8g30 sáng ngày 23/05/2023, tại Thành phố Hà Nội, hội thảo “Phát triển toàn diện trẻ em: Sử dụng bằng chứng khoa học để thúc đẩy chính sách và thực hành tại Việt Nam” được tổ chức tại trung tâm hội nghị Tổng Liên đoàn Lao động. Hội thảo nhằm thảo luận phương án phối hợp liên ngành thúc đẩy việc nhân rộng các sáng kiến về phát triển trẻ toàn diện giai đoạn đầu đời tại Việt Nam, đặc biệt là các sáng kiến dành cho con em công nhân lao động khu công nghiệp, khu chế xuất; và chia sẻ phương pháp xây dựng bằng chứng khoa học ứng dụng cho các dự án can thiệp để thúc đẩy chính sách và thực hành.
Mở đầu hội thảo, bà Thái Thu Xương – Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo.
Tiếp đó, TS BS Trần Đăng Khoa – Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em, Bộ Y tế phát biểu và nêu cảm nghĩ về mô hình Hành Trình Đầu Đời. Mô hình EJOL phù hợp với nhu cầu với cộng đồng, tác động của mô hình với cha mẹ - con cái. Mô hình có phù hợp với đại đa số không và khi phù hợp chúng ta sẽ mở rộng mô hình như thế nào để tiếp cận được với tất cả các cha mẹ và con trẻ trên cả nước và đây là một cơ hội tốt để nhìn sâu hơn về cơ chế của mô hình.
Mở đầu bài trình bày, đại diện cho Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em, Bộ Y tế, BS.ThS Nguyễn Mai Hương đã có bài trình bày về “Khung chính sách về Phát triển trẻ toàn diện tại Việt Nam”. Trong bài trình bày, BS Mai Hương đã đưa ra:
- Những chỉ số về phát triển trẻ em tại Việt Nam trong giai đoạn 2021 – 2022
- Khung chính sách hỗ trợ Phát triển trẻ em toàn diện tại Việt Nam
- Cơ quan có chức năng thúc đẩy phát triển trẻ toàn diện tại Việt Nam
- Chiến lược ưu tiên của chính phủ về Phát triển trẻ toàn diện giai đoạn 2021 – 2030
- Kết quả ngành y tế đạt được 2019 – 2022 trong thúc đẩy phát triển trẻ toàn diện
- Ngành y tế ưu tiên trong 5 năm tới
Tiếp theo hội thảo là bài trình bày về “Hành Trình Đầu Đời - Tác động Cộng đồng từ một nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát về phát triển trẻ toàn diện giai đoạn đầu đời” do Giáo sư Jane Fisher – Đại học Monash và ThS Trần Thị Thu Hà – GĐ Trung tâm RTCCD. Bài trình bày bao gồm:
- Phát triển toàn diện: Bằng chứng khoa học và khuyến nghị quốc tế
- Hành trình đầu đời (EJOL) và nghiên cứu xây dựng bằng chứng
- Tác động của mô hình EJOL tới sự phát triển của trẻ và thúc đẩy thay đổi hành vi của cha mẹ
Nối tiếp hội thảo, TS Yeji đã trình bày “Hiệu quả chi phí của chương trình Hành Trình Đầu Đời trong thúc đẩy phát triển trẻ em”. Mô hình sẽ tốn bao nhiêu tiền? Có phù hợp với ngân sách? Gía trị đồng tiền bỏ ra có nhận được phù hợp không?
Tiếp theo, bà Đỗ Hồng Vân chia sẻ bài học kinh nghiệm Triển khai chương trình đào tạo trực tuyến 1000 ngày đầu đời tới công nhân khu công nghiệp. 7/2022 TLĐ tiếp nhận chương trình triển khai tại 10 nhà máy tại Hà Nội và Hà Nam. Tại Việt Nam, có khoảng 11 triệu lao động trong đó 55,3% là lao động nữ, 284 KCN/KCX đang hoạt động và khoảng 12% nữ nhân công mang thai và nuôi con nhỏ dưới 1 tuổi. Qua quá trình triển khai chương trình học trực tuyến Hành Trình Đầu Đời – Chương trình đào tạo kỹ năng làm cha mẹ tích cực, đã có 3 khóa học được giới thiệu với công nhân, 10 nhà máy tham gia thí điểm, 1065 công nhân được đào tạo trực tiếp, 971 công nhân đã truy cập trang web học trực và 212 lãnh đạo công đoàn được giới thiệu vê mô hình học trực tuyến.
Đặc biệt, bài phát biểu về “Phát triển trẻ toàn diện, phiên bản mới 2.0” của GS Jame, Trung tâm Phát triển trẻ - Đại học Harvard Mỹ.
Nhấn vào đây để xem video clip bài phát biểu của GS Jame
Cuối buổi hội thảo, thảo luận nhóm chuyên gia về “Khả năng hợp tác liên ngành và sử dụng minh chứng khoa học để thúc đẩy nhân rộng các sáng kiến về phát triển trẻ toàn diện giai đoạn đầu đời ở Việt Nam”
Chi tiết bài trình bày:
- Chính sách ECD tại Việt Nam
- Hành Trình Đầu Đời - Tác động cộng đồng và kết quả nghiên cứu mô hình can thiệp tại Việt Nam
- Phương pháp đo lường chi phí, hiệu quả mô hình can thiệp
- Chia sẻ bài học kinh nghiệm triển khai chương trình đào tạo trực tuyến 1000 ngày đầu đời tới công nhân khu công nghiệp
- Bài bào khoa học