"Hành Trình Đầu Đời" (tên tiếng Anh: Early Journey of Life - EJOL), là mô hình đào tạo kỹ năng làm cha mẹ tích cực, tập trung vào giai đoạn 1000 ngày đầu đời của trẻ (từ mang thai tới khi trẻ 24 tháng tuổi). Đây là chương trình can thiệp do hai cơ quan, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD) và Đơn vị Sức khỏe Phụ nữ và Toàn cầu thuộc Đại học Monash Úc xây dựng mô hình, nhằm cải thiện sức khỏe bà mẹ (thể chất và tinh thần) và các chỉ số sức khỏe và phát triển của trẻ thông qua tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng làm cha mẹ tích cực và tạo nhóm cộng đồng thúc đẩy thay đổi hành vi.
Kết quả của nghiên cứu từ dự án trước được RTCCD và đại học Monash chỉ ra rằng: Phụ nữ mang thai ở nông thôn Việt Nam thường bị suy dinh dưỡng năng lượng, nguồn thực phẩm dung nạp không đảm bảo về cả chất và lượng, chỉ số khối cơ thể BMI thấp <18,5, 80% bị thiếu iốt, 17% thiếu máu do thiếu sắt, 1/3 có nguy cơ trầm cảm lo âu trong quá trính mang thai và sau sinh, và 19% bị bạo lực gia đình (1-2). Trong bối cảnh đó, trẻ em ít nhận được sự chăm sóc đáp ứng từ người chăm sóc, tỷ lệ dinh dưỡng thấp còi cao, chỉ số phát triển trẻ thấp (2-4). Mô hình can thiệp đã lĩnh vực sẽ giúp giảm nhẹ những tác động đã nêu và tạo môi trường tích cực, giúp mẹ khỏe và giúp trẻ phát triển tối đa tiềm năng
Bộ tài liệu đào tạo bao gồm 3 cuốn sách gia đình (được nhà xuất bản Nhã Nam xuất bản và phát hành trên toàn quốc) và 5 cuốn sổ tay cho cán bộ điều hành, cùng với 45 video clip và 30 áp phích (tranh) được phát triển trên cơ sở các bằng chứng hiện có và được nhóm chuyên gia của Bộ Y tế Việt Nam và RTCCD xem xét và phê duyệt.
Nội dung chương trình EJOL được xây dựng dựa trên bằng chứng khoa học, có tham khảo một số mô hình đã được thử nghiệm thành công tại các nước đang phát triển và nội dung sau đó được điều chỉnh phù hợp với văn hóa Việt Nam.
Mỗi xã/ phường thành lập 1 CLB Hành Trình Đầu Đời. Ban điều hành bao gồm 3 cán bộ (cán bộ y tế xã, giáo viên mầm non xã và cán bộ hội phụ nữ xã). Mỗi CLB sinh hoạt 19 bài tại trạm y tế và 1 buổi thăm hộ gia đình trong vòng 7 ngày sau sinh, để thăm khám trẻ và mẹ, hướng dẫn thực hành, tư vấn các vấn đề cha mẹ đang bối rối khi chăm sóc bé sơ sinh.
Các buổi sinh hoạt của chương trình sẽ do các cán bộ điều hành đã được đào tạo tổ chức. Trong mỗi buổi sinh hoạt, diễn ra trong 60 – 90 phút, gia đình được mời xem các video clip với các hướng dẫn thực hành theo bước. Sau đó, gia đình thực hành luôn các kỹ năng đã xem trên búp bê, hoặc đóng vai, hoặc làm trực tiếp với trẻ. Sau đó, cha mẹ ông bà tham gia thảo luận về sự khác biệt giữa thực hành trước đây và thực hành theo khuyến cáo khoa học và cam kết thay đổi. Các thông điệp khuyến khích thay đổi hành vi được thiết kế dưới dạng hình ảnh áp-phích (tranh) được chiếu trên màn hình ở câu lạc bộ để gia đình ghi nhớ. Khi mỗi buổi sinh hoạt, các áp phích được chia sẻ cho gia đình trong nhóm Zalo để thúc đẩy thay đổi hành vi và tương tác giữa các gia đình.
Cha mẹ tham gia học từ “khóa học trực tuyến” trên trang web Hành Trình Đầu Đời toàn bộ khóa học và được mời tham gia 3 buổi sinh hoạt trực tiếp tại CLB để thực hành nội dung:
Cha mẹ tham gia học từ “khóa học trực tuyến” trên trang web Hành Trình Đầu Đời toàn bộ 20 bài và thực hiện điền khảo sát online ngắn về kiến thức và thay đổi hành vi.
Mỗi loại mô hình đều có tính ưu việt riêng. Chương trình sẽ làm việc với lãnh đạo Sở Y tế để tư vấn mô hình phù hợp cho từng tỉnh và thành phố.
Giới thiệu tổng quan về 6 khóa học dành cho cha mẹ và khóa học dành cho cán bộ y tế; và kết quả triển khai mô hình cập nhật tháng 3-2023
Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) đã đồng hành cùng chương trình ngay từ đầu để đảm bảo thiết kế chương trình và các hoạt động phù hợp với chính sách quốc gia. Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em cũng tập hợp và giới thiệu các chuyên gia có uy tín tham gia vào chương trình, xây dựng bộ tài liệu và tham gia đào tạo.
WHO và UNICEF cũng là hai đối tác quan trọng, hỗ trợ chương trình EJOL. Chương trình đã áp dụng triệt để “Khung Chăm sóc nuôi dưỡng cho phát triển sớm của trẻ” và “Chăm sóc phát triển trẻ” do WHO và UNICEF khuyến cáo toàn cầu, vào nội dung can thiệp của chương trình EJOL.
Vui lòng liên hệ
ThS. Trần Thị Thu Hà GĐ. Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng Email: ha.tran@rtccd.org.vn Tel: 0912.552.393 | GS.TS Jane Fisher Trường Đại học Monash – Úc |
Bác sỹ nội trú dịch tễ học đại học Y Hà Nội; Nghiên cứu viên sức khỏe quốc tế Takemi – đại học Y tế Công cộng Harvard, Mỹ; Tiến sỹ dịch tễ học và sức khỏe dân số, đại học New-castle và Nghiên cứu sinh sau tiến sỹ về sức khỏe tâm trí đại học Melbourne Úc. Chuyên gia phản biện độc lập và vận động chính sách phát triển hệ thống y tế, xã hội cho các cơ quan Đảng, chính phủ, Quốc hội và tổ chức quốc tế tại Việt Nam từ 2005 tới nay.
Trong chương trình Hành Trình Đầu Đời, BS. TS. Trần Tuấn tư vấn chiến lược xây dựng nội dung giúp giảm thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sự phát triển của trẻ và tăng cường hiểu biết của cha mẹ về tiêm chủng trong quá trình mang thai và nuôi con.
Tốt nghiệp Thạc sỹ Y tế công cộng tại Đại học Melbourne Úc, chuyên ngành sức khỏe bà mẹ trẻ em, chuyên sâu về phát triển trẻ toàn diện; giảng viên/diễn giả về lĩnh vực phát triển toàn diện trẻ thơ cho các tổ chức, công ty và cộng đồng; là khách mời quen thuộc trên sóng truyền hình VTV1, VTV3, phát thanh VOV1, VOV2 và các báo mạng.
ThS. Hà đồng thời còn là một nhà nghiên cứu trong lĩnh vực đánh giá phát triển trẻ, nghiên cứu định hướng chính sách hợp tác với các trường đại học và tổ chức quốc tế như WHO, UNDP, UNFPA, UNICEF tại Việt Nam, đại học Harvard, đại học Yale, đại học Melbourne, đại học Monash Úc và đại học Sakatchewan Canada; là chuyên gia hỗ trợ Bộ Y tế xây dựng hướng dẫn quốc gia về khám và tư vấn phát triển toàn diện trẻ em
Giáo sư về Sức khỏe Y tế toàn cầu, trưởng ban Khoa học xã hội về Y tế Công cộng và Y tế Dự phòng của trường Đại học Monash (Úc); chuyên khoa tâm lý lâm sàng; chuyên gia tư vấn tâm lý đài phát thanh thành phố Melbourne và phòng chống bạo lực gia đình.
GS. Fisher đồng thời là chuyên gia cố vấn kỹ thuật cho các tổ chức quốc tế: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Geneva, Qũy Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Qũy dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) trong lĩnh vực sức khỏe tâm trí bà mẹ và trẻ em.
Bác sỹ nội trú nhi, chuyên ngành hô hấp, tốt nghiệp đại học Y Hà Nội, 3 năm tu nghiệp tại Pháp, nguyên trưởng khoa hô hấp nhi bệnh viên Xanh Pôn, Hà Nội; giảng viên chương trình hen quốc gia và chương trình chăm sóc trẻ bệnh tổng hợp; là khách mời thường xuyên của chương trình “Bác sỹ của bạn” trên kênh VTV3.
BS. Lan là BS thuộc trường phái nuôi con lớn không lạm dụng kháng sinh; tập trung nhiều vào khám lâm sàng kết hợp với hỏi bệnh và tư vấn kỹ; và chuyên gia khám phát triển toàn diện trẻ 0-5 tuổi theo mô hình các nước phát triển.
Bác sỹ đa khoa, tốt nghiệp đại học Y Hà Nội, 2 năm tu nghiệp tại đại học John Hopskin Mỹ, chuyên sâu về tâm lý phụ nữ, trẻ em, nguyên bác sỹ bệnh viện E, chuyên gia tổ chức UNICEF tại Việt Nam.
BS. Bích Hà thường tư vấn các cha mẹ về cách tương tác phù hợp, để giúp trẻ có khó khăn về phát triển được chăm sóc đúng cách, giúp trẻ học kỹ năng để tăng cường khả năng sống tự lập và hòa nhập xã hội; và là khách mời của các chương trình tư vấn trên đài phát thanh Hà Nội VOV1 và VOV2.
Giáo sư chuyên ngành dinh dưỡng và bệnh truyền nhiễm thuộc Khoa Y, trường đại học Melbourne (Úc); bác sĩ điều trị bệnh viện hoàng gia Melbourne; cố vấn kỹ thuật tổ chức Y tế Thế giới tại Geneva; trưởng nhóm cố vấn kỹ thuật chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người di cư tị nạn tại Úc;
Thành viên ban biên tập các tạp chí quốc tế uy tín như Lancet, WHO Bulletin, PLOS, BMC, BMJ; Nhận nhiều giải thưởng quốc tế cho các nghiên cứu dự báo các yếu tố tác động đến dinh dưỡng trẻ em và các bệnh truyền nhiễm để thúc đẩy hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu đáp ứng với nhu cầu của trẻ và gia đình.
BS. TS Từ Ngữ tốt nghiệp Học viện Quân y chuyên ngành bác sỹ đa khoa. Sau khi tốt nghiệp, BS chuyển công tác về Viện dinh dưỡng Quốc gia. Hiện tại, sau khi về hưu BS giữ chức vụ Phó chủ tịch – Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam.
Chuyên gia về dinh dưỡng ứng dụng cộng đồng; khách mời thường xuyên của các chương trình truyền hình VTV1, VTV2, VTV3 và các báo mạng.
Bác sỹ cấp cứu Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội, Phó trưởng phòng Điều phối cấp cứu. Ngoài việc luôn sẵn sàng cấp cứu người bệnh khi có nhiệm vụ, BS còn là giảng viên quốc gia của dự án “Hành Trình Đầu Đời” về phòng chống tai nạn thương tích và là giảng viên sơ cấp cứu phối hợp cùng phòng khám Cây Thông Xanh.
Với lối diễn giảng dễ hiểu, dễ nghe, đúng trọng tâm, BS rất tận tình hướng dẫn các cha mẹ, giáo viên mầm non học thực hành đúng cách để cứu trẻ trong các trường hợp nguy hiểm như: hóc sặc dị vật, đuối nước,…
Điều dưỡng trưởng khối, công tác tại Phòng điều dưỡng Bệnh viện phụ sản Hà Nội.
ThS. Thủy là giảng viên của rất nhiều buổi đào tạo cho các bà mẹ chuẩn bị lâm bồn. Với kiến thức chuyên sâu và chuẩn khoa học, ThS. Thủy đã giúp rất nhiều mẹ vượt cạn an toàn, thành công, nhẹ nhàng.
Bác sỹ chuyên khoa nhi tốt nghiệp đại học Y Leningrat Liên Xô, bác sỹ nội trú tại Pháp, nguyên giảng viên Bộ môn Nhi Đại học Y Hà Nội, bác sỹ Bệnh viện nhi trung ương, chuyên môn sâu về phát triển trẻ toàn diện, tâm lý trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên và phụ nữ;
BS. Thủy đồng thời là khách mời chương trình truyền hình VTV3 chào buổi sáng, sức mạnh của tạo hóa